Trong giao tiếp, mức độ cảm tính nhận được giữa người với người gọi là: “Sức lôi cuốn ”. Người có sức lôi cuốn mạnh sẽ được người khác đặc biệt thích thú khi giao tiếp. Vậy sự lôi cuốn trong giao tiếp bao gồm những yếu tố khác biệt nào? Và đâu là bí quyết?
Trong xã hội, hàng ngày chúng ta phải tiếp xúc với rất nhiều người, già trẻ, lớn bé, đàn ông, đàn bà, đủ mọi thành phần, đủ mọi nghề nghiệp, không kể hết được. Bạn có nhận thấy không, trong số những người ấy có một số người luôn được mọi người yêu mến, dù là người lớn hay trẻ em, ai cũng rất thích tiếp xúc, chuyện trò với người đó. Vậy ở đây bí quyết là gì?
Trong giao tiếp, mức độ cảm tính giữa người với người, tâm lý học gọi là: “Sức lôi cuốn con người”. Một người được những người tiếp xúc đặc biệt thích thú chứng tỏ sức lôi cuốn của người đó rất mạnh. Vậy thì, sức lôi cuốn của con người trong giao tiếp bao gồm những yếu tố gì?
Các nhà tâm lý học chia các yếu tố đó ra làm hai phần: Sự lôi cuốn từ bên trong và sự lôi cuốn từ bên ngoài.
Sự lôi cuốn từ bên ngoài:
Những yếu tố tạo nên sức lôi cuốn bên ngoài có thể kể như: Nét mặt, thân hình, giọng nói, cử chỉ, phong cách trang phục, ngôn ngữ cơ thể….
Yêu cái đẹp là bản tính của con người. Khuôn mặt xinh đẹp, thanh tú, ngoại hình cân đối, hấp dẫn, trang phục thanh nhã, lịch sự, làm cho mọi người dễ chịu, nhẹ nhàng, vui vẻ, tức là dễ làm cho người ta vui thích có cảm tình. Nhưng hình thức không phải là tất cả, cần phải biết đánh giá bản thân để hiểu rõ giá trị cơ thể của bạn, tránh sai lầm dẫn đến việc tự đánh giá thấp bản thân.
Sự lôi cuốn tự bên trong:
Tuy nhiên, càng tiếp xúc lâu, sự lôi cuốn tự bên trong càng lúc càng đóng vai trò quan trọng. Nó chủ yếu do từ năng lực, nhân cách, nhiệt tình, tâm hồn lạc quan, thái độ vui sống, biết lắng nghe, biết thông cảm, tinh tế, khéo léo… tạo nên. Sức lôi cuốn bên trong có thể bù lại chổ khiếm khuyết của sự lôi cuốn bên ngoài. Đặc biệt, sự lôi cuốn tự bên trong có sức cuốn hút sâu sắc và lâu dài.
Các nhà tâm lý học nhận định rằng, con người ai cũng thích những người thưởng cho mình và ghét những người trừng phạt mình. Bởi lẽ những kích thích mang tính chất ban thưởng như tươi cười, tôn trọng, tán đồng, thông cảm, khôi hài, chân thật…đưa lại cảm giác vui vẻ, phấn khởi. Còn những điều mang tính chất trừng phạt như cáu gắt, lạnh nhạt, ca cẩm, kiêu căng, xỉa xói…làm cho con người chán ghét, buồn phiền, cuối cùng dẫn tới tình trạng căm ghét, xa lánh.
Tóm lại, vấn đề thật rõ ràng và đơn giản, hầu như ai cũng biết: Để trở thành người được yêu mến, có sức cuốn hút trong giao tiếp xã hội, điều cần thiết phải là người luôn cố gắng đem lại niềm vui cho người khác một cách tự nhiên, chân thành và nhân ái. Đó chính là người được người khác yêu mến nhất!
Điểm mấu chốt cuối cùng không thể thiếu là: HÃY THỰC HIỆN!
Không chỉ là hiểu biết lý thuyết suông, bạn hãy triển khai thực hành thật sự: Vui vẻ một cách tự nhiên và chân thành với mọi người. Bạn sẽ được thêm niềm vui, trở thành một người bạn tuyệt vời và giúp cho hạnh phúc trãi rộng hơn trong cuộc sống. Bạn sẽ là một phần của thế giới tươi đẹp hơn.